Dòng dõi Georg_Cantor

Dòng chữ trên biển tưởng niệm bằng tiếng Nga: "Ngôi nhà này là nơi sinh ra và lớn lên từ năm 1845 tới năm 1854 của nhà toán học vĩ đại, người sáng tạo nên lý thuyết tập hợp Georg Cantor", Đảo Vasilievsky, Saint-Petersburg.

Người ta biết rất ít điều gì chắc chắn về nguồn gốc và việc giáo dục của George Woldemar Cantor[62]. Ông bà nội của Cantor đến từ Copenhagen, và chạy tới Nga khi Chiến tranh Napoléon bùng nổ, ngoài ra không biết được thêm thông tin trực tiếp gì về họ. Trong khi tên của Cantor được liệt kê trong một số cuốn niên giám về người Do Thái[63], ông cũng còn được gọi là người Nga, Đức, hoặc Đan Mạch.

Jakob Cantor, ông nội ông, đặt tên con cái bằng các tên thánh Cơ đốc. Hơn nữa, một vài người họ hàng của bà ngoại ông phục vụ trong chính quyền Nga Hoàng, nơi không chấp nhận người Do Thái trừ khi họ cải đạo sang Cơ đốc. Bố của Cantor, Georg Waldemar Cantor, được dạy dỗ trong một giáo đoàn Lutheran ở Saint Peterburg, và thư từ giữa ông và con trai cho thấy cả hai bọn họ là những người Lutheran nhiệt thành. Mẹ ông, Maria Anna Böhm, là một người sinh ở Áo-Hung sống ở Nga và rửa tội theo Công giáo La Mã, sau đám cưới bà cải sang Tin Lành[64]. Tuy nhiên một lá thư của em trai Cantor là Louis gửi mẹ cho phép suy luận rằng bà cũng là người Do Thái[65]. Tuy nhiên, một cuộc tìm kiếm năm 1930 bởi một chuyên gia phả hệ Do Thái là Josef Fischer đã không cho thấy bất cứ kết quả rõ ràng nào về dòng dõi của Cantor[62]. Bằng chứng xác thực nhất về dòng dõi của Cantor là một bức thư ông gửi cho Paul Tannery trong đó có chi tiết khẳng định ông bà nội ông là người Do Thái[66].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Georg_Cantor http://www.britannica.com/EBchecked/topic/93251 http://heavysideindustries.com/wp-content/uploads/... http://www.storyofmathematics.com/19th_cantor.html http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://cantor-gymnasium.de/ http://www.cantor-gymnasium.de http://www.digizeitschriften.de/main/dms/img/?PPN=... http://www.lr-web.dk/Lru/microsites/hem/ekstramate... http://plato.stanford.edu/entries/set-theory/ http://plato.stanford.edu/entries/wittgenstein-mat...